top of page

Hướng dẫn viết Study plan xin visa du học Canada

26 thg 4, 2024

Trong bộ hồ sơ xin visa du học Canada, study plan là văn bản quan trọng để nhân viên đại sứ quán đánh giá về năng lực, kế hoạch và tầm nhìn của học sinh - sinh viên. Vậy làm thế nào để bài viết study plan của mình trở nên ấn tượng và thuyết phục? Hãy cùng Globe Education tìm hiểu về vấn đề này.

Study plan là gì và dùng để làm gì?


Study plan hay còn gọi là kế hoạch học tập, có thể được hiểu đơn giản như một “lá thư” gửi đến visa officer nhằm giải thích lý do vì sao bạn nên được cấp visa du học Canada, bằng cách trình bày lý do vì sao bạn muốn đến Canada học, vì sao học chương trình này sẽ giúp bạn đạt mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, và làm cho họ tin rằng bạn sẽ rời khỏi Canada sau khóa học.


Những nội dung cơ bản cần thể hiện trong study plan:

1. GIỚI THIỆU THÔNG TIN BẢN THÂN
2. MỤC TIÊU HỌC TẬP
3. KẾ HOẠCH TƯƠNG LAI
4. GIA ĐÌNH VÀ TÀI CHÍNH

Để đảm bảo study plan của bạn đầy đủ ý, bạn nên tập trung trả lời những câu hỏi sau:

1. GIỚI THIỆU THÔNG TIN BẢN THÂN

Quá trình học tập của bản thân trước đây và hiện tại. Liệt kê chuyên ngành, trường bạn học và thời gian kết thúc.


Học được gì trong quá trình học tập tại Việt Nam tại các bậc trung học, cao đẳng và đại học. Đã từng tham gia các project nhóm, thuyết trình hay chưa? Vai trò trong các dự án và kĩ năng tích lũy được thông qua các hoạt động trên.


Kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam nếu có. Vị trí và loại hình công việc.


Có nhận được bất kì giải thưởng hay danh hiệu nào không?


2. MỤC TIÊU HỌC TẬP

Tại sao lại chọn chuyên ngành này? Lí do hay lợi thế mà chuyên ngành này sẽ mang lại trong con đường nghề nghiệp tương lai? Những kỹ năng nào bản thân có để phù hợp với chuyên ngành này? Những kinh nghiệm công việc bản thân có để chứng minh bạn phù hợp với chuyên ngành này? (nếu có)


Tại sao muốn theo học chuyên ngành này tại Canada mà không phải ở bất kỳ quốc gia nào khác? Nền giáo dục Canada có điểm gì vượt trội hơn so với các quốc gia khác về lĩnh vực này? Điều gì khiến bản thân cảm thấy Canada là lựa chọn phù hợp nhất?


Tại sao lại chọn trường này? Điểm mạnh của trường là gì? Nêu ra các yếu tố về địa lý, chất lượng giảng dạy, xếp hạng của trường, các dịch vụ hỗ trợ sinh viên và hướng nghiệp.


Tại sao quyết định học chuyên ngành tại ngôi trường này? Điểm thuận lợi là gì? Kiến thức, kĩ năng hay bất kỳ điểm đặc biệt nào của chương trình học tại trường này mà các trường khác không có? Có thể tham khảo tại website của trường ở mục “ learning outcome hoặc why this course” để biết được những điểm mạnh của chuyên ngành


3. KẾ HOẠCH TƯƠNG LAI

Dự định làm gì khi kết thúc khóa học trong thời gian ngắn và lâu dài? Vị trí công việc và công ty bản thân kỳ vọng?

Tiềm năng của ngành này so với thị trường lao động tại Việt Nam ra sao? Có thể cung cấp các số liệu thực tế về thị trường lao động thuộc nhóm ngành theo học.


4. TÀI CHÍNH VÀ GIA ĐÌNH

Sự gắn kết như thế nào với Việt Nam ? Có thể hiểu nôm na những sự gắn kết này sẽ là lý do quay lại sau khi kết thúc chương trình học.


Cần nói rõ về tình trạng hôn nhân (đã kết hôn chưa? có con cái chưa?) và về người thân trong gia đình ở Việt Nam.


Tình trạng tài chính của gia đình

Đề cập đến công việc và những khoản đầu tư, tiết kiệm và tài sản của gia đình như công ty/nhà máy/ cơ sở kinh doanh, bất động sản...


Ai là người cung cấp tài chính khi đi du học và vì sao?

Nếu đi học tự túc thì người cung cấp tài chính khi đi du học có thể là bố mẹ hoặc chính bản thân. Còn nếu là người thân khác thì phải giải thích lý do hợp lý.


Nếu nhận được học bổng hoặc hỗ trợ tài chính từ một tổ chức nào đó, nên đề cập đến số tiền học bổng và thời gian được hỗ trợ.


LƯU Ý:

  • Khi nói về lý do chọn trường, hãy cố gắng đưa ra những dẫn chứng thực tế,

  • ĐỪNG đề cập đến những chương trình đặc biệt như SDS hay cơ hội làm việc, định cư sau khi tốt nghiệp tại Canada

  • Mọi thông tin cung cấp nên đi kèm số liệu hoặc nguồn để kiểm tra.

  • Nên tự viết study plan và có thể nhờ những người có kinh nghiệm đọc lại và góp ý, nhưng ý tưởng cốt lõi và văn phong nên là của chính mình.

  • Nên nhờ những người có khả năng viết tiếng Anh tốt kiểm tra lại các lỗi chính hoặc ngữ pháp.

  • Nên có phần tóm tắt lại ở cuối thư và đừng quên viết lời cảm ơn.


 

bottom of page